đào tạo seo - Thép ống -Căn hộ The Park Avenue - tạo má lúm đồng tiền - Nâng mũi S-line - Bảng giá seo website

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Bữa sáng với công dân toàn cầu

Đột nhiên, một sáng thức dậy, ta phát hiện mình chẳng còn giống hôm qua nữa. Bởi ta đã thành công dân toàn cầu, sống - học tập và làm việc trong một thế giới đang phẳng đi mỗi ngày.
Nhấc điện thoại, rủ vài người bạn đi dùng bữa sáng để bàn câu chuyện lạ lùng này, dẫu chỉ là trên mạng, bỗng phát hiện ra nhiều chuyện thú vị…
Thời khóa biểu trên... cung trăng
Câu chuyện bắt đầu bằng một câu hỏi mà Nguyễn Tuấn Phong - du học sinh tại Roma, Ý bảo là "kỳ cục": "Bạn có phải là công dân toàn cầu không?".
Chàng trai không may mắn vì bị khuyết tật từ bé nhưng đang là hình mẫu của ý chí vươn về phía trước của thanh niên châu Âu này thẳng thắn: "Hỏi thế chẳng khác nào hỏi "anh có là người trái đất hay không?". Mình sẽ nói theo cách hiểu của mình, bạn có sẵn sàng sống trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam không?
Việt Nam giờ là nước trong cộng đồng non 200 nước tạo nên Thế Giới Con Người. Công dân Việt Nam là thành viên của thế giới đó, phải sống với quy luật của thế giới đó chứ".
Sống nhiều năm ở những quốc gia phát triển, nên cách nhìn của Phong khá cởi mở và có một chút lạ lùng. Anh bảo, với tốc độ phát triển của Việt Nam như hiện nay, việc trở về Hà Nội để làm việc như dự định của Phong có khi không cần thiết nữa.
Anh chìa ra một cái thời khóa biểu hết sức kỳ lạ, mà Phong dự định sẽ dùng nó vào năm... 2016:
Thứ hai: Họp giao ban Hội đồng quản trị công ty ở Hà Nội, làm công việc mình yêu thích ở khu nghiên cứu phát triển cho công ty tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Thứ ba đến hội nghị công nghệ ở Silicon Valley.Thứ tư thì giải quyết các công việc đột xuất. Thứ năm ký kết hợp đồng ở Roma.
Đến thứ sáu thì phải giao hàng ở Bangkok, kết hợp xem trận bóng đá giữa tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan ở cúp Châu Á (tỷ số là 4-0 nghiêng về đội Việt Nam nhé).
Thứ bảy lại được về Hà Nội với vợ con. Chủ nhật: picnic cùng gia đình bạn bè... "Tất nhiên, khó mà được thế, nhưng tại sao không thử xem..." - Phong cười rõ to.
Ơ hay, cái thời khóa biểu trên cung trăng của Phong, thế mà cũng có người ủng hộ. Trần Lê Bảo Anh, một bạn gái vừa rời bỏ cương vị quản lý cấp cao của một tập đoàn sừng sỏ thế giới, đang còn tận hưởng niềm vui thất nghiệp, hào hứng ngay:
"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất của một công dân toàn cầu là tự trang bị cho mình một cái nhìn mở và một tư duy mở. Điều đó có nghĩa là chấp nhận và đón nhận mọi điều mới mẻ và khác lạ với một thái độ cởi mở.
Không bảo thủ, không định kiến, không thành kiến, không phiến diện. Chấp nhận chúng, đón nhận chúng với một thái độ chừng mực - không quá vồ vập mà cũng không quá thờ ơ. Học tập chúng một cách tỉnh táo, áp dụng chúng trong điều kiện thực tiễn của chính mình.
Bởi nếu không có một thái độ mở như vậy thì việc bạn là công dân toàn cầu sẽ không còn ý nghĩa gì nữa cả. Như cửa đang mở ra trước mắt bạn một chân trời rất rộng mở với nhiều cơ hội, nhiều thách thức, mà bạn cứ khép nép, cứ lừng khừng mãi ngoài cửa thì cái thời cơ đó cũng trôi qua mất".
Tàu chạy - bạn đã kịp tìm chỗ ngồi chưa?
Không có nhiều cơ hội cọ xát với hệ thống tư duy, cũng như phong cách sống ở nước ngoài nhiều như Phong và Bảo Anh, một số bạn còn khá dè dặt. Lưu Minh Khoa, 21 tuổi, kỹ sư phần mềm đang "lên như diều gặp gió" với phần mềm trò chơi Sudoku dành cho điện thoại di động cũng ngập ngừng:
"Tôi nghĩ mình chưa thực sự hòa mình vào đoàn tàu trên hành trình toàn cầu hóa này, dù nó đã chuyển bánh rồi. Để trở thành một công dân toàn cầu thật sự, tôi nghĩ mình còn rất nhiều thứ phải làm.
Khi chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, công nghệ đã giúp chúng ta xóa đi rất nhiều khoảng cách. Điều này có thể nói là một lợi thế cho các bạn trẻ như tôi hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế sẵn có, chúng ta cần trang bị cho mình thêm rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Chúng ta không còn gói gọn trong phạm vi quốc gia nữa, mà giờ đây, chúng ta còn phải làm việc với thế giới. Đây sẽ là một thách thức nhưng cũng là cơ hội thật sự cho thế hệ trẻ.
Bên cạnh đó, khi chúng ta được trang bị một nền tảng kiến thức vững vàng, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin để hòa nhập cùng cộng đồng thế giới. Có kiến thức, có lý tưởng, chúng ta sẽ không thể bị hòa tan trong quá trình hội nhập.
Thêm vào đó, khi sự vận động của cả thế giới diễn ra không ngừng với một tốc độ "kỹ thuật số", đòi hỏi công dân toàn cầu phải có một khả năng học tập và tiếp thu thật tốt trong lĩnh vực của mình để có thể theo kịp đà phát triển của cộng đồng quốc tế.
Nó không đòi hỏi chúng ta phải "ôm đồm" tất cả mà chúng ta phải biết chọn lọc, học tập những gì phục vụ trực tiếp cho công việc. Đấy cũng là một kỹ năng quan trọng, cần thiết trong quá trình hội nhập".
Bảo Anh cũng chia sẻ điều này với Khoa: "Đúng là một trong những phương tiện để có thể thành công trong một ngôi làng toàn cầu là khả năng ngoại ngữ. Hiểu những gì người ta nói với mình, và nói cho người ta hiểu là một trong những kỹ năng rất quan trọng".
Các bạn nói rất nhiều về chuyện tiếng Anh, chuyện giao tiếp, mà ngay cả Nguyễn Phan Dũng, chuyên gia đang làm việc ở Mỹ cũng không khỏi lo lắng về chuyện ngôn ngữ của mình. "Nó đâu phải là chuyện biết tiếng Anh không, mà còn nhiều thứ khác nữa...". Và "nhiều thứ khác" mà Dũng đang đề cập, có một thứ mà Đình Bảo, thành viên của nhóm nhạc AC&M tâm đắc nhất: văn hóa.
"Tôi tự hào là AC&M có khả năng trở thành một nhóm nhạc toàn cầu. Ngay khi Việt Nam vừa gia nhập WTO thì chúng tôi cũng hoàn tất thủ tục đi biểu diễn ở London, Anh quốc.
Tôi cảm nhận được các rào cản địa lý đã dần biến mất, vì thế, cả nhóm đang lên kế hoạch đem live show của mình đi trình diễn thêm nhiều nước khác nữa như một cách để quảng bá hình ảnh và văn hóa của đất nước mình".
Con tàu toàn cầu chạy vòng quanh thế giới đang có những hành khách mới. Điểm dừng của bạn là đâu, và liệu hành trang của bạn đã sẵn sàng chưa nhỉ?
Sưu tầm

Tự học tiếng anh liệu có khả thi?

Học tiếng Anh - Không cần nói thêm nhiều về tầm quan trọng của học tiếng anh. Tiếng Anh gần như là một kĩ năng bắt buộc mà bất cứ bạn trẻ nào cũng phải trang bị chứ không chỉ riêng những ai muốn đi du học hay học ở một lớp chuyên nào đó.

Nhưng kĩ năng này sẽ trở thành một thách thức thật sự cho những bạn trẻ gia đình không khá giả hoặc ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện học tập.

Học tiếng anh

Tự luyện tiếng anh gần như là giải pháp duy nhất cho những hoàn cảnh như vậy, nhưng liệu có khả thi?

Nhà giàu mới học tiếng anh giỏi?

Nhiều bạn trẻ quan niệm muốn học tiếng anh thì phải học ở những trung tâm học tiếng anh thật “xịn” mà đã là trung tâm “xịn” thì giá không rẻ chút nào! Một khoá học nghe nói ngắn hạn ở Hội Đồng Anh với thời lượng là 16 giờ, học trong vòng 2 tháng giá đã là 200USD.

Để vào học đại học ở RMIT, sinh viên phải có IELTS 6.5. Nhiều bạn chưa đạt được trình độ tiếng anh đã chọn cách tham gia những khoá học tiếng anh ngay tại trường. Với trình độ trung cấp, nếu học suôn sẻ không để bị rớt lớp nào, bạn sẽ mất một năm và hơn 3500USD chỉ để học tiếng anh.

Bảng giá học phí “trên trời” dường như chỉ dành cho những bạn trẻ gia đình giàu có. Công thức học giỏi tiếng anh ngoài “giỏi” còn có “giàu” khiến nhiều bạn trẻ ngán ngẩm. Học tiếng anh, có thầy cô, có đầy đủ tài liệu, học chưa chắc đã giỏi. Tự luyện tiếng anh còn gian nan hơn gấp nhiều lần.

Tự Học = Nản?

Học tốt tiếng Anh

T. Trang (ĐH Ngân hàng) năm ngoái sau khi thi đại học xong hăm hở đi đăng kí làm thẻ thư viện ở Hội Đồng Anh để tự học. Nhưng chưa được một tháng cô nàng đã nản, phần vì nhà xa, phần vì không có ai hướng dẫn. Cuối cùng Trang lại bằng lòng cắp sách đến trung tâm học tiếng anh và chỉ thỉnh thoảng lắm mới ghé lại thư viện Hội Đồng Anh.

Tự học tiếng anh thì rất dễ nản. Có thể kể ra nhiều khó khăn trước mắt. Bạn không thể ôm quyển từ điển Anh – Việt mà học được, trước tiên bạn phải tìm ra được một quyển giáo trình thích hợp cho mình, có máy CD để luyện nghe, phải có phương pháp học, và trên hết phải có quyết tâm thật sự. Tự học thì không có ai ràng buộc bạn, bạn tự do muốn học lúc nào thì học, vì vậy chính bạn là người phải trấn áp mỗi lần “con sâu lười” trỗi dậy. Học tiếng anh thì không thấy được sự tiến bộ tức khắc, điều này cũng khiến nhiều bạn trẻ nản mà bỏ cuộc. Học không có phương pháp, không tìm thấy sự hứng thú thì bạn cũng dễ mất phương hướng mà rẽ ngang giữa chừng.

Khó khăn là vậy, nhưng nếu có quyết tâm thì không hẳn bạn không tự học được.

“Tự học – Khả thi mà!”

Đó là chia sẻ của bạn Quỳnh (lớp 12 Chuyên Anh, trường Trần Đại Nghĩa). Bạn nói về việc tự học tiếng anhcủa mình: “Mình thấy việc tự học anh văn hoàn toàn khả thi mà! Ngay cả mình khi thi quốc gia cũng là thầy cô cho sách, rồi về nhà tự ôn lấy. Muốn rèn luyện kĩ năng viết, bạn có thể tự tìm đề tài để viết rồi giờ giáo viên phổ thông sửa. Còn để rèn luyện kĩ năng giao tiếp, bạn có thể tham gia vào câu lạc bộ. Điều quan trọng là phải chịu nói, nếu vào lớp học thêm mà không chịu nói thì cũng không tiến bộ gì được đâu! Với những bạn khó khăn, khi tự học không nhất thiết phải mua sách, bạn có thể làm thẻ thư viện rồi học ngay tại đó.”

Thanh Tùng (du học sinh Úc) thì cho biết: “Điều quan trọng nhất là mình phải tìm được phương pháp học thích hợp với mình nhất. Không nhất thiết phải ôm những cuốn sách, tui toàn học tiếng anh bằng cách xem phim hay chơi game.”

Như vậy, để học tiếng anh giỏi bạn không nhất thiết phải theo học ở bất kì trung tâm nào nếu bạn có thể trở thành người thầy của chính mình và biết cách học từ sách, từ những người xung quanh.

Dĩ nhiên, học ở một trung tâm học tiếng anh tốt vẫn là con đường ngắn và dễ dàng nhất, nhưng nếu bạn không có khả năng theo học thì cũng không sao. Bạn hãy tự tin rằng mình vẫn có thể đi lên bằng con đường tự học.
(Theo Báo Mực Tím)

Trẻ em học ngoại ngữ sớm có thông minh hơn?

Anh văn thiếu nhi - Từ nhiều năm nay, các nghiên cứu chính thức của các nhà khoa học cho thấy những trẻ em được học ngoại ngữ từ nhỏ có lượng chất xám cao hơn những người bắt đầu học ngoại ngữ khi đã lớn.

Học ngoại ngữ giúp tăng cường trí não.
Các nhà khoa học tin rằng, ngoại ngữ giúp cho trí não con người phát triển. Theo nghiên cứu được Trường đại học London (Anh) thực hiện trên tổng số 105 người, trong đó có 80 người biết từ một ngoại ngữ trở lên, cho thấy việc học ngoại ngữ đã làm thay đổi chất xám tại vùng não bộ chứa thông tin. Lượng chất xám trên vùng não trái của những người biết ngoại ngữ cao hơn so với người chưa từng học ngoại ngữ. Rõ ràng là não có khả năng thay đổi cấu trúc khi được kích hoạt.
Việc học ngoại ngữ làm cho các nếp gấp trên vỏ não ngày càng hằn sâu, giúp cho trí nhớ phát triển. Không những thế, về phương diện xã hội học, việc biết thêm một ngoại ngữ được ví như có thêm một cuộc sống, điều này giải thích một cách thuyết phục vì sao những người biết một hoặc nhiều ngoại ngữ lại có khả năng phán đoán tự nhiên và suy luận logic.

Vì sao trẻ em nên biết thêm một ngoại ngữ?
Nhiều chuyên gia cho rằng khi quá độ tuổi từ 7 đến 15, con người đã phần nào giảm đi khả năng nghe hiểu và sao chép các âm mới, mà đây lại là nên tảng để tạo nên cách phát âm chuẩn cho một ngôn ngữ. Khi còn nhỏ, nếu trẻ em bộc lộ rõ sở thích học ngoại ngữ sẽ có năng khiếu xâu chuỗi các từ với nhau cho thành nghĩa và phát âm chuẩn xác chỉ đơn giản bằng cách tiếp nhận ngôn ngữ nói. Theo tạp Wall Street, học một ngoại ngữ khi đã lớn tuổi sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc học từ bé…
Những người học ngoại ngữ từ nhỏ có khả năng đặc biệt để khi lớn lên có thể sự dụng ngoại ngữ đó thông thạo như tiếng mẹ đẻ. Tờ Chicago Tribune cũng kết luận xác đáng rằng bộ não trẻ em có một khả năng đặc biệt dành cho việc nắm bắt ngôn ngữ. Khả năng này suy giảm dần theo thời gian bởi các thay đổi trong quá trình phát triển não bộ.Học ngoại ngữ từ bé còn mang lại nhiều lợi ích như phát triển khả năng phân tích suy luận logic, đặc biệt là học giỏi môn toán học.

Học phải... như chơi.
Theo tạp chí Tư vấn Gia đình, học sinh học ngoại ngữ từ cấp 1 hay thậm chí ở độ tuổi nhỏ hơn có tỉ lệ thành công cao hơn khi học các môn khác. Các em phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn, nói và viết tiếng mẹ đẻ chuẩn hơn, và cũng dễ dàng tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
Trẻ em nên học ngoại ngữ từ nhỏ để có thể nắm vững ngôn ngữ. Các em thực sự phấn khích với phương pháp dạy học mang tính “học mà chơi, chơi mà học”. Điều này trái ngược hẳn với cách người lớn học ngoại ngữ khi cứ cố nhồi nhét mọi kiến thức cùng lúc với khối lượng từ vựng vô biên và cách sử dụng động từ phức tạp!
Với trẻ em thì khác, không cần nhớ bất kỳ một quy tắc nào về động từ, tính từ hay trạng từ. Các em học thông qua trò chơi ngôn ngữ. Do đó, trẻ chỉ đơn giản là bắt chước và lặp đi lặp lại các từ, cụm từ và câu. Trẻ em nắm bắt ngoại ngữ bằng cách tiếp thu. “Tốt nhất nên để trẻ học ngoại ngữ từ nhỏ, vì khi đó trẻ có nhiều thời gian, hoàn toàn hứng khởi, và không phải chịu áp lực như người lớn”.

Khi đã quen với cách học thông qua các hoạt động vui chơi thì sau đó trẻ có thể học bất kỳ ngôn ngữ nào. Bằng các trò chơi, bài hát, sáng tạo, nghệ thuật tham gia đóng kịch, kể chuyện, trẻ em tiếp thu một cách hoàn toàn tự nhiên và bắt đầu sử dụng một ngoại ngữ mới mà không phải chịu một sức ép nào.

(Theo Internet)
Liên kết: Đào tạo seo website -Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Bảng giá seo website - Hội nghị truyền hình