đào tạo seo - Thép ống -Căn hộ The Park Avenue - tạo má lúm đồng tiền - Nâng mũi S-line - Bảng giá seo website

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Học tiếng Anh cùng bi lớp 6

Học tiếng Anh cùng bi lớp 6

Anh văn thiếu nhi - Một trong những kĩ năng quan trọng trong quá trình học tiếng Anh là kỹ năng nghe và nói.Chương trình học tiếng Anh cùng bi lớp 6 giúp cho các em rèn luyện tốt các kỹ năng này bằng các bài nghe nói với người bản ngữ.

Chương trình học tiếng Anh cùng bi lớp 6 được biên soạn theo phương pháp học tiếng Anh hiện đại chú trọng đến các kĩ năng nghe và nói. Với chương trình học tiếng Anh cùng bi lớp 6 giúp các em dần quen với cách phát âm, nhớ câu chữ, đi đến hiểu và có khả năng phát triển ngôn ngữ.

Chương trình hỗ trợ học tiếng Anh theo sách giáo khoa lớp 6. Học cùng Bi - Tiếng Anh 6 cung cấp cho các em những tính năng phong phú như:

- Luyện tập các bài tập đa dạng trong sách giáo khoa bằng các công cụ làm bài tập hấp dẫn có chấm điểm giúp các em hứng thú hơn và đồng thời có thể tự học. Mỗi bài học cũng có phần hướng dẫn và chú giải tiếng Việt.

- Chương trình giúp các em luyện nghe nói tối đa bằng cách cho phép có thể click chuột vào hầu hết mọi câu trong bài để nghe đọc câu đó.

- Các em còn có các bài học văn phạm để củng cố kiến thức.

- Chương trình còn có công cụ tra cứu từ vựng đã học có hình minh họa rất hấp dẫn. Các em có thể tra từ theo chữ hay theo hình.

- Chương trình cũng cung cấp công cụ học từ vựng hấp dẫn và các tính năng giúp ôn tập từ vựng và ngữ pháp.

- Ngoài ra, trên đĩa này các em còn được tặng thêm chương trình từ điển Anh - Việt 300.000 từ để tập tra cứu thêm
Nguồn : http://edunet.com.vn/

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Bữa sáng với công dân toàn cầu

Đột nhiên, một sáng thức dậy, ta phát hiện mình chẳng còn giống hôm qua nữa. Bởi ta đã thành công dân toàn cầu, sống - học tập và làm việc trong một thế giới đang phẳng đi mỗi ngày.
Nhấc điện thoại, rủ vài người bạn đi dùng bữa sáng để bàn câu chuyện lạ lùng này, dẫu chỉ là trên mạng, bỗng phát hiện ra nhiều chuyện thú vị…
Thời khóa biểu trên... cung trăng
Câu chuyện bắt đầu bằng một câu hỏi mà Nguyễn Tuấn Phong - du học sinh tại Roma, Ý bảo là "kỳ cục": "Bạn có phải là công dân toàn cầu không?".
Chàng trai không may mắn vì bị khuyết tật từ bé nhưng đang là hình mẫu của ý chí vươn về phía trước của thanh niên châu Âu này thẳng thắn: "Hỏi thế chẳng khác nào hỏi "anh có là người trái đất hay không?". Mình sẽ nói theo cách hiểu của mình, bạn có sẵn sàng sống trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam không?
Việt Nam giờ là nước trong cộng đồng non 200 nước tạo nên Thế Giới Con Người. Công dân Việt Nam là thành viên của thế giới đó, phải sống với quy luật của thế giới đó chứ".
Sống nhiều năm ở những quốc gia phát triển, nên cách nhìn của Phong khá cởi mở và có một chút lạ lùng. Anh bảo, với tốc độ phát triển của Việt Nam như hiện nay, việc trở về Hà Nội để làm việc như dự định của Phong có khi không cần thiết nữa.
Anh chìa ra một cái thời khóa biểu hết sức kỳ lạ, mà Phong dự định sẽ dùng nó vào năm... 2016:
Thứ hai: Họp giao ban Hội đồng quản trị công ty ở Hà Nội, làm công việc mình yêu thích ở khu nghiên cứu phát triển cho công ty tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Thứ ba đến hội nghị công nghệ ở Silicon Valley.Thứ tư thì giải quyết các công việc đột xuất. Thứ năm ký kết hợp đồng ở Roma.
Đến thứ sáu thì phải giao hàng ở Bangkok, kết hợp xem trận bóng đá giữa tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan ở cúp Châu Á (tỷ số là 4-0 nghiêng về đội Việt Nam nhé).
Thứ bảy lại được về Hà Nội với vợ con. Chủ nhật: picnic cùng gia đình bạn bè... "Tất nhiên, khó mà được thế, nhưng tại sao không thử xem..." - Phong cười rõ to.
Ơ hay, cái thời khóa biểu trên cung trăng của Phong, thế mà cũng có người ủng hộ. Trần Lê Bảo Anh, một bạn gái vừa rời bỏ cương vị quản lý cấp cao của một tập đoàn sừng sỏ thế giới, đang còn tận hưởng niềm vui thất nghiệp, hào hứng ngay:
"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất của một công dân toàn cầu là tự trang bị cho mình một cái nhìn mở và một tư duy mở. Điều đó có nghĩa là chấp nhận và đón nhận mọi điều mới mẻ và khác lạ với một thái độ cởi mở.
Không bảo thủ, không định kiến, không thành kiến, không phiến diện. Chấp nhận chúng, đón nhận chúng với một thái độ chừng mực - không quá vồ vập mà cũng không quá thờ ơ. Học tập chúng một cách tỉnh táo, áp dụng chúng trong điều kiện thực tiễn của chính mình.
Bởi nếu không có một thái độ mở như vậy thì việc bạn là công dân toàn cầu sẽ không còn ý nghĩa gì nữa cả. Như cửa đang mở ra trước mắt bạn một chân trời rất rộng mở với nhiều cơ hội, nhiều thách thức, mà bạn cứ khép nép, cứ lừng khừng mãi ngoài cửa thì cái thời cơ đó cũng trôi qua mất".
Tàu chạy - bạn đã kịp tìm chỗ ngồi chưa?
Không có nhiều cơ hội cọ xát với hệ thống tư duy, cũng như phong cách sống ở nước ngoài nhiều như Phong và Bảo Anh, một số bạn còn khá dè dặt. Lưu Minh Khoa, 21 tuổi, kỹ sư phần mềm đang "lên như diều gặp gió" với phần mềm trò chơi Sudoku dành cho điện thoại di động cũng ngập ngừng:
"Tôi nghĩ mình chưa thực sự hòa mình vào đoàn tàu trên hành trình toàn cầu hóa này, dù nó đã chuyển bánh rồi. Để trở thành một công dân toàn cầu thật sự, tôi nghĩ mình còn rất nhiều thứ phải làm.
Khi chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, công nghệ đã giúp chúng ta xóa đi rất nhiều khoảng cách. Điều này có thể nói là một lợi thế cho các bạn trẻ như tôi hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế sẵn có, chúng ta cần trang bị cho mình thêm rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Chúng ta không còn gói gọn trong phạm vi quốc gia nữa, mà giờ đây, chúng ta còn phải làm việc với thế giới. Đây sẽ là một thách thức nhưng cũng là cơ hội thật sự cho thế hệ trẻ.
Bên cạnh đó, khi chúng ta được trang bị một nền tảng kiến thức vững vàng, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin để hòa nhập cùng cộng đồng thế giới. Có kiến thức, có lý tưởng, chúng ta sẽ không thể bị hòa tan trong quá trình hội nhập.
Thêm vào đó, khi sự vận động của cả thế giới diễn ra không ngừng với một tốc độ "kỹ thuật số", đòi hỏi công dân toàn cầu phải có một khả năng học tập và tiếp thu thật tốt trong lĩnh vực của mình để có thể theo kịp đà phát triển của cộng đồng quốc tế.
Nó không đòi hỏi chúng ta phải "ôm đồm" tất cả mà chúng ta phải biết chọn lọc, học tập những gì phục vụ trực tiếp cho công việc. Đấy cũng là một kỹ năng quan trọng, cần thiết trong quá trình hội nhập".
Bảo Anh cũng chia sẻ điều này với Khoa: "Đúng là một trong những phương tiện để có thể thành công trong một ngôi làng toàn cầu là khả năng ngoại ngữ. Hiểu những gì người ta nói với mình, và nói cho người ta hiểu là một trong những kỹ năng rất quan trọng".
Các bạn nói rất nhiều về chuyện tiếng Anh, chuyện giao tiếp, mà ngay cả Nguyễn Phan Dũng, chuyên gia đang làm việc ở Mỹ cũng không khỏi lo lắng về chuyện ngôn ngữ của mình. "Nó đâu phải là chuyện biết tiếng Anh không, mà còn nhiều thứ khác nữa...". Và "nhiều thứ khác" mà Dũng đang đề cập, có một thứ mà Đình Bảo, thành viên của nhóm nhạc AC&M tâm đắc nhất: văn hóa.
"Tôi tự hào là AC&M có khả năng trở thành một nhóm nhạc toàn cầu. Ngay khi Việt Nam vừa gia nhập WTO thì chúng tôi cũng hoàn tất thủ tục đi biểu diễn ở London, Anh quốc.
Tôi cảm nhận được các rào cản địa lý đã dần biến mất, vì thế, cả nhóm đang lên kế hoạch đem live show của mình đi trình diễn thêm nhiều nước khác nữa như một cách để quảng bá hình ảnh và văn hóa của đất nước mình".
Con tàu toàn cầu chạy vòng quanh thế giới đang có những hành khách mới. Điểm dừng của bạn là đâu, và liệu hành trang của bạn đã sẵn sàng chưa nhỉ?
Sưu tầm

Tự học tiếng anh liệu có khả thi?

Học tiếng Anh - Không cần nói thêm nhiều về tầm quan trọng của học tiếng anh. Tiếng Anh gần như là một kĩ năng bắt buộc mà bất cứ bạn trẻ nào cũng phải trang bị chứ không chỉ riêng những ai muốn đi du học hay học ở một lớp chuyên nào đó.

Nhưng kĩ năng này sẽ trở thành một thách thức thật sự cho những bạn trẻ gia đình không khá giả hoặc ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện học tập.

Học tiếng anh

Tự luyện tiếng anh gần như là giải pháp duy nhất cho những hoàn cảnh như vậy, nhưng liệu có khả thi?

Nhà giàu mới học tiếng anh giỏi?

Nhiều bạn trẻ quan niệm muốn học tiếng anh thì phải học ở những trung tâm học tiếng anh thật “xịn” mà đã là trung tâm “xịn” thì giá không rẻ chút nào! Một khoá học nghe nói ngắn hạn ở Hội Đồng Anh với thời lượng là 16 giờ, học trong vòng 2 tháng giá đã là 200USD.

Để vào học đại học ở RMIT, sinh viên phải có IELTS 6.5. Nhiều bạn chưa đạt được trình độ tiếng anh đã chọn cách tham gia những khoá học tiếng anh ngay tại trường. Với trình độ trung cấp, nếu học suôn sẻ không để bị rớt lớp nào, bạn sẽ mất một năm và hơn 3500USD chỉ để học tiếng anh.

Bảng giá học phí “trên trời” dường như chỉ dành cho những bạn trẻ gia đình giàu có. Công thức học giỏi tiếng anh ngoài “giỏi” còn có “giàu” khiến nhiều bạn trẻ ngán ngẩm. Học tiếng anh, có thầy cô, có đầy đủ tài liệu, học chưa chắc đã giỏi. Tự luyện tiếng anh còn gian nan hơn gấp nhiều lần.

Tự Học = Nản?

Học tốt tiếng Anh

T. Trang (ĐH Ngân hàng) năm ngoái sau khi thi đại học xong hăm hở đi đăng kí làm thẻ thư viện ở Hội Đồng Anh để tự học. Nhưng chưa được một tháng cô nàng đã nản, phần vì nhà xa, phần vì không có ai hướng dẫn. Cuối cùng Trang lại bằng lòng cắp sách đến trung tâm học tiếng anh và chỉ thỉnh thoảng lắm mới ghé lại thư viện Hội Đồng Anh.

Tự học tiếng anh thì rất dễ nản. Có thể kể ra nhiều khó khăn trước mắt. Bạn không thể ôm quyển từ điển Anh – Việt mà học được, trước tiên bạn phải tìm ra được một quyển giáo trình thích hợp cho mình, có máy CD để luyện nghe, phải có phương pháp học, và trên hết phải có quyết tâm thật sự. Tự học thì không có ai ràng buộc bạn, bạn tự do muốn học lúc nào thì học, vì vậy chính bạn là người phải trấn áp mỗi lần “con sâu lười” trỗi dậy. Học tiếng anh thì không thấy được sự tiến bộ tức khắc, điều này cũng khiến nhiều bạn trẻ nản mà bỏ cuộc. Học không có phương pháp, không tìm thấy sự hứng thú thì bạn cũng dễ mất phương hướng mà rẽ ngang giữa chừng.

Khó khăn là vậy, nhưng nếu có quyết tâm thì không hẳn bạn không tự học được.

“Tự học – Khả thi mà!”

Đó là chia sẻ của bạn Quỳnh (lớp 12 Chuyên Anh, trường Trần Đại Nghĩa). Bạn nói về việc tự học tiếng anhcủa mình: “Mình thấy việc tự học anh văn hoàn toàn khả thi mà! Ngay cả mình khi thi quốc gia cũng là thầy cô cho sách, rồi về nhà tự ôn lấy. Muốn rèn luyện kĩ năng viết, bạn có thể tự tìm đề tài để viết rồi giờ giáo viên phổ thông sửa. Còn để rèn luyện kĩ năng giao tiếp, bạn có thể tham gia vào câu lạc bộ. Điều quan trọng là phải chịu nói, nếu vào lớp học thêm mà không chịu nói thì cũng không tiến bộ gì được đâu! Với những bạn khó khăn, khi tự học không nhất thiết phải mua sách, bạn có thể làm thẻ thư viện rồi học ngay tại đó.”

Thanh Tùng (du học sinh Úc) thì cho biết: “Điều quan trọng nhất là mình phải tìm được phương pháp học thích hợp với mình nhất. Không nhất thiết phải ôm những cuốn sách, tui toàn học tiếng anh bằng cách xem phim hay chơi game.”

Như vậy, để học tiếng anh giỏi bạn không nhất thiết phải theo học ở bất kì trung tâm nào nếu bạn có thể trở thành người thầy của chính mình và biết cách học từ sách, từ những người xung quanh.

Dĩ nhiên, học ở một trung tâm học tiếng anh tốt vẫn là con đường ngắn và dễ dàng nhất, nhưng nếu bạn không có khả năng theo học thì cũng không sao. Bạn hãy tự tin rằng mình vẫn có thể đi lên bằng con đường tự học.
(Theo Báo Mực Tím)

Trẻ em học ngoại ngữ sớm có thông minh hơn?

Anh văn thiếu nhi - Từ nhiều năm nay, các nghiên cứu chính thức của các nhà khoa học cho thấy những trẻ em được học ngoại ngữ từ nhỏ có lượng chất xám cao hơn những người bắt đầu học ngoại ngữ khi đã lớn.

Học ngoại ngữ giúp tăng cường trí não.
Các nhà khoa học tin rằng, ngoại ngữ giúp cho trí não con người phát triển. Theo nghiên cứu được Trường đại học London (Anh) thực hiện trên tổng số 105 người, trong đó có 80 người biết từ một ngoại ngữ trở lên, cho thấy việc học ngoại ngữ đã làm thay đổi chất xám tại vùng não bộ chứa thông tin. Lượng chất xám trên vùng não trái của những người biết ngoại ngữ cao hơn so với người chưa từng học ngoại ngữ. Rõ ràng là não có khả năng thay đổi cấu trúc khi được kích hoạt.
Việc học ngoại ngữ làm cho các nếp gấp trên vỏ não ngày càng hằn sâu, giúp cho trí nhớ phát triển. Không những thế, về phương diện xã hội học, việc biết thêm một ngoại ngữ được ví như có thêm một cuộc sống, điều này giải thích một cách thuyết phục vì sao những người biết một hoặc nhiều ngoại ngữ lại có khả năng phán đoán tự nhiên và suy luận logic.

Vì sao trẻ em nên biết thêm một ngoại ngữ?
Nhiều chuyên gia cho rằng khi quá độ tuổi từ 7 đến 15, con người đã phần nào giảm đi khả năng nghe hiểu và sao chép các âm mới, mà đây lại là nên tảng để tạo nên cách phát âm chuẩn cho một ngôn ngữ. Khi còn nhỏ, nếu trẻ em bộc lộ rõ sở thích học ngoại ngữ sẽ có năng khiếu xâu chuỗi các từ với nhau cho thành nghĩa và phát âm chuẩn xác chỉ đơn giản bằng cách tiếp nhận ngôn ngữ nói. Theo tạp Wall Street, học một ngoại ngữ khi đã lớn tuổi sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc học từ bé…
Những người học ngoại ngữ từ nhỏ có khả năng đặc biệt để khi lớn lên có thể sự dụng ngoại ngữ đó thông thạo như tiếng mẹ đẻ. Tờ Chicago Tribune cũng kết luận xác đáng rằng bộ não trẻ em có một khả năng đặc biệt dành cho việc nắm bắt ngôn ngữ. Khả năng này suy giảm dần theo thời gian bởi các thay đổi trong quá trình phát triển não bộ.Học ngoại ngữ từ bé còn mang lại nhiều lợi ích như phát triển khả năng phân tích suy luận logic, đặc biệt là học giỏi môn toán học.

Học phải... như chơi.
Theo tạp chí Tư vấn Gia đình, học sinh học ngoại ngữ từ cấp 1 hay thậm chí ở độ tuổi nhỏ hơn có tỉ lệ thành công cao hơn khi học các môn khác. Các em phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn, nói và viết tiếng mẹ đẻ chuẩn hơn, và cũng dễ dàng tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
Trẻ em nên học ngoại ngữ từ nhỏ để có thể nắm vững ngôn ngữ. Các em thực sự phấn khích với phương pháp dạy học mang tính “học mà chơi, chơi mà học”. Điều này trái ngược hẳn với cách người lớn học ngoại ngữ khi cứ cố nhồi nhét mọi kiến thức cùng lúc với khối lượng từ vựng vô biên và cách sử dụng động từ phức tạp!
Với trẻ em thì khác, không cần nhớ bất kỳ một quy tắc nào về động từ, tính từ hay trạng từ. Các em học thông qua trò chơi ngôn ngữ. Do đó, trẻ chỉ đơn giản là bắt chước và lặp đi lặp lại các từ, cụm từ và câu. Trẻ em nắm bắt ngoại ngữ bằng cách tiếp thu. “Tốt nhất nên để trẻ học ngoại ngữ từ nhỏ, vì khi đó trẻ có nhiều thời gian, hoàn toàn hứng khởi, và không phải chịu áp lực như người lớn”.

Khi đã quen với cách học thông qua các hoạt động vui chơi thì sau đó trẻ có thể học bất kỳ ngôn ngữ nào. Bằng các trò chơi, bài hát, sáng tạo, nghệ thuật tham gia đóng kịch, kể chuyện, trẻ em tiếp thu một cách hoàn toàn tự nhiên và bắt đầu sử dụng một ngoại ngữ mới mà không phải chịu một sức ép nào.

(Theo Internet)

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Các địa chỉ cần biết khi học tại Nhật Bản

Du hoc Nhat Ban – GẶP KHÓ KHĂN (TRỘM CẮP, BỆNH TẬT, HOẶC SỰ CỐ GÌ ĐÓ) PHẢI LÀM GÌ?

Tuỳ vào nội dung bạn muốn tư vấn mà địa điểm tư vấn có thể khác nhau. Dưới đây là một số địa điểm tư vấn chính:

1. Phòng Tư vấn dành cho người nước ngoài ở Tokyo (Tokyo Foreign Residents AdvisoryCenter)
Địa chỉ: 3F, 1st Bldg.,Tokyo Metropolitan Government Office 2-8-1 Nishi-Shinjuku, Shinjuku-ku, Tokyo
Nhà ga gần nhất: Shinjuku
Nội dung tư vấn: những vấn đề về y tế, pháp luật, sinh hoạt hàng ngày. Nhân viên chuyên trách sẽ giải đáp thắc mắc, nếu cần cũng có thể có sự hỗ trợ của luật sư, chuyên viên thuế khoá,… Bạn có thể trao đổi bằng điện thoại hoặc đến gặp trực tiếp. Phí tư vấn: miễn phí
Ngôn ngữ, số điện thoại và thời gian tư vấn:
- Tiếng Anh : 03-5320-7744
+ Từ Thứ hai đến Thứ sáu : 9:30~12:00. 13:00 ~ 16:00
- Tiếng Trung: 03-5320-7766
+ Thứ ba và Thứ sáu: 9:30~12:00. 13:00 ~ 16:00

2. Phòng Tư vấn Nhân quyền dành cho người nước ngoài
Tokyo Legal Affairs Bureau, Civil Liberties Department (Human Rights Counseling Center for Foreigners)
Tại Tokyo:
Địa chỉ: 1-1-15 Kudanminami, Chiyoda-ku, Tokyo
Điện thoại: 03-5213-1370
Nhà ga gần nhất: Ga tàu điện ngầm Kudanshita. Đi bộ từ cửa số 6 khoảng 5 phút
Nội dung: Nhân viên Uỷ ban Bảo vệ Nhân quyền sẽ giải đáp những vấn đề liên quan đến nhân quyền. Để bảo vệ nhân quyền của những người đến tư vấn, dù bạn lao động bất hợp pháp, bạn cũng không bị tố giác. Miễn phí tư vấn.
Ngôn ngữ và thời gian tư vấn
- Tiếng Nhật: từ Thứ hai đến Thứ sáu 8:30 ~ 17:00
- Tiếng Anh: Thứ ba, Thứ năm 13:30 ~ 16:00
- Tiếng Trung: Thứ hai 13:30 ~ 16:00

Ngoài ra, tại Osaka, Kobe, Nagoya, Hiroshima, Fukuoka, Takamatsu, Matsuyama cũng có những văn phòng tư vấn nhân quyền của Sở Tư pháp địa phương. Địa chỉ liên hệ cụ thể có thể tham khảo tại trang web của Cục Bảo vệ Nhân quyền, Bộ Tư pháp như sau:

3. Trung tâm tư vấn pháp luật Tokyo
Địa chỉ: Legal Consulting Center 1F Bar Association Building 1-1-3
Kasumigaseki Chiyoda-ku, Tokyo
Nhà ga gần nhất: đi bộ từ nhà ga Kasimugaseki khoảng 3 phút
Điện thoại: 03-3581-2302 (Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)
Trong trường hợp hẹn gặp: 03-3581-1511 (tiếng Nhật)

Nội dung tư vấn: tư vấn pháp luật liên quan đến những vấn đề tư cách lưu trú, quốc tịch, kết hôn, ly hôn giữa người Nhật và người nước ngoài, những sự vụ kinh tế quốc tế. Đối với những người nước ngoài không giỏi tiếng Nhật có thể tư vấn về luật pháp Nhật nói chung trong những vụ án dân sự, hình sự, những vấn đề về lao động.
Về nguyên tắc, thu phí tư vấn như sau: trong vòng 30 phút là 5000 yên + thuế, cứ thêm 15 phút cộng thêm 2500 yên + thuế.
Đối với những người không có thu nhập, có thể được miễn phí, nhưng phải chứng minh được là mình không có thu nhập.
Ngôn ngữ và thời gian tư vấn:
Tiếng Nhật và Tiếng Anh: từ Thứ hai đến Thứ sáu: 13:00 ~15:00
Tiếng Trung: Thứ hai, Thứ ba, Thứ năm, Thứ sáu 13:00 ~ 15:00

4. Trung tâm Thông tin du học của Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO)
Tel: 03-5520-6131
Nội dung tư vấn: Thông tin về các trường, đại học, cao học. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản.
Cách tư vấn: gặp trực tiếp (cần hẹn trước) hoặc qua điện thoại, miễn phí
Ngôn ngữ và thời gian: tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, mọi ngày (trừ ngày Thứ tư của tuần thứ hai trong tháng, nghỉ lễ Golden week, nghỉ cuối năm), từ 9:30 đến 17:00

5. Phòng Tư vấn du học sinh, Hiệp hội Văn hoá Sinh viên Châu Á (Asia Gakusei Bunka Kyokai)
Địa chỉ: Asian Students’ Cultural Association (Foreign Students’ Advisory Center) Asia Bunka Kaikan 2-12-13 Honkomagome Bunkyo-ku,Tokyo
Tel: 03-3946-7565
Nội dung: cung cấp thông tin và tư vấn về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của du học sinh. Ngoài ra, đôi khi Phòng Tư vấn còn giới thiệu ký túc xá hoặc việc làm thêm.
Cách thức tư vấn: gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại
Ngôn ngữ tư vấn:

- Tiếng Nhật
- Thời gian: từ Thứ hai đến Thứ sáu 9:00 ~ 17:00, Thứ bảy 9:00 ~ 12:00 (nếu gặp trực tiếp thì sau 10 giờ)

Một số kinh nghiệm hữu ích cho du học sinh Nhật Bản

NHẬT BẢN – CƯỜNG QUỐC KINH TẾ VỚI MỘT NỀN KHOA HỌC KỸ THUẬT – GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN CŨNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG NƠI ĐẮT ĐỎ NHẤT THẾ GIỚI. BẠN ĐANG CHUẨN BỊ CHO VIỆC DU HOC NHAT BAN NÀY? MỘT SỐ KINH NGHIỆM “BỎ TÚI” VỀ CUỘC SỐNG NƠI ĐÂY SẼ THỰC SỰ CẦN THIẾT TRONG HÀNH TRANG CỦA BẠN


Phòng trọ giá rẻ

Tại Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên (SV), nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số SV phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ – tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng từ 1 – 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1 – 2 tháng tiền nhà.

Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ SV trong nước và quốc tế (AIEJ)…

Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6m2 và dùng chung nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu đồng). Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.

Làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần

Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và Phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên.

Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh (DHS). Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với SV, 14 giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ học tiếng Nhật.

Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ…, với mức lương dao động từ 800 – 1.000 yên/giờ (khoảng 100 đến 140 ngàn đồng).

Kinh nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work… là những địa chỉ tìm việc khá quen thuộc của DHS ở đây.

Giảm chi phí y tế

Tại Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và DHS cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi.

Người tham gia phải trả từ 20 – 30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những DHS không có nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí.

Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, DHS sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi SV khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.

Tận dụng đại hạ giá và miễn phí

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn của mình.

Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là hãng Daiso với cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo.


Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho SV, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.

LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH ECHIGO
Mail: echigo.edu@gmail.com
Email: info@echigo.edu.vn      
Mobile : 0909-202-171
Website: du hoc Nhat Ban

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Đặc Tính GốmSứ Bát Tràng.

Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm sứ, màu men, đề tài trang trí và đặc biệt nhờ các dòng minh văn, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của gốm cổ Bát Tràng.
Loại hình
Hầu hết, đồ pottery Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu. Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:
* Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.
* Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng.
* Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng.
Trang trí
Thế kỉ 14–15: Hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời Lý–Trần, kết hợp với chạm nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian này đánh dấu sự ra đời của dòng gốm hoa lam đồng thời xuất hiện những đồ gốm hoa nâu vẽ theo gốm hoa lam. Đề tài trang trí còn giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần. 
Rồng vẽ trên gốm lam thế kỉ 16 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Rồng vẽ trên gốm lam thế kỉ 16 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Sư tử-long mã chạm nổi trên gốm thế kỉ 18 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Sư tử-long mã chạm nổi trên gốm thế kỉ 18 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Minh văn trên gốm: Bát Tràng xã
Thế kỉ 16: Cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kĩ thuật trang trí chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ... Trang trí vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu Đậu, (Hải Dương).
Thế kỉ 17: Kĩ thuật chạm khắc, đắp nổi trên gốm Bát Tràng càng tinh tế, cầu kì, gần gũi với chạm đá và gỗ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỉ 16, đồng thời xuất hiện các đề tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc... Những đề tài chạm nổi, để mộc điển hình khác như bông cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ (chữ Hán)... Việc sử dụng men lam kém dần, tuy đề tài trang trí vẽ tương đồng với chạm nổi. Thế kỉ 17 xuất hiện dòng gốm men rạn với sự kết hợp trang trí đề tài nổi bật như rồng, tứ linh, hoa lá, cúc-trúc-mai. Trong khoảng thời gian này còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là màu xanh rêu với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, nghê, hình người...
Thế kỉ 18: Trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm Bát Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa. Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật... Hoa văn đường diềm phát triển manh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước...
Thế kỉ 19: gốm hoa lam Bát Tràng phục hồi và phát triển phong cách kết hợp sử dụng nhiều loại men vào trang trí. Bên cạnh các đề tài đã có, Bát Tràng còn xuất hiện thêm các đề tài du nhập từ nước ngoài theo các điển tích Trung Quốc như Ngư ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá Hải, Ngư ông kéo lưới...
Đối với các nhà khảo cổ, các nhà sưu tầm đổ cổ và các nhà nghiên cứu mỹ thuật, chủ đề rồng thể hiện qua các thời kì được nhiều người quan tâm nhất vì nó có những sự thay đổi đáng kể. Rồng là đề tài thường được trang trí trên nhiều loại hình, đặc biệt trên chân đèn và lư hương.
Thế kỉ 16: rồng được đắp nổi hoặc để mộc như trên đồ gốm thời Nguyên (Trung Quốc) hay vẽ men lam, rồng có đôi cánh mọc ra từ chân trước, cong như cánh bướm. Rồng cùng với phượng mở ra cấu trúc trang trí rồng bay phượng múa.
Đầu thế kỉ 17: rồng vẫn giữ nhiều nét tương đồng rồng thế kỉ 16, nhưng sau đó được cách điệu với 4 khúc không đều nhau, mở ra một kiểu rồng mới, khác lạ. Rồng bố cục theo chiều ngang, dáng rồng ngắn, thân uốn hình cánh cung, tay trước nắm râu. Rồng chạm nổi trong hình khánh hay thấu kính có thân nhỏ và đều có những dải mấy lửa kiểu đao mác. Nửa sau thế kỉ 17 lại xuất hiện dáng rồng gần gũi với rồng điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng từ bên trái trườn qua bên phải, đầu quay vào giữa. Mặt rồng tả chính diện, tay trước nắm râu. Xung quanh rồng có nhiều dải mây nổi vẽ men lam. Một kiểu rồng nữa được thể hiện trên lư hương, đế nghê, mô hình nhà là rồng nổi, đuôi vút lên trên, hai chân trước chống, đầu uốn lên, bố cục trong hình chữ nhật.
* Thế kỉ 18: rồng thân dài, đắp nổi theo dạng phù điêu, đầu nghiêng, hai mắt lồi, sừng và râu cong, bờm gáy dày, vây cá nhọn, vảy rắn, xung quanh rồng có những dải mây nổi hình 3 ngọn lửa. Sau đó, rồng ổ xuất hiện bao gồm một rồng mẹ và 6 rồng con, xen kẽ các dải mây hình khánh. Rồng được thể hiện trên bình con voi, lư hương hoặc trên bao kiếm thờ...Với rồng đắp nổi, chỉ thể hiện đầu rồng chính diện, hai chân trước dang rộng, lộ mũi hẹp, mắt lồi, miệng ngậm vòng tròn hay chữ Thọ kiểu triện còn được thể hiện trên những chiếc đỉnh.
Thế kỉ 19: rồng lại được thể hiện theo phong cách tượng tròn với thân ngắn, mình tròn, đầu rồng có miệng rộng, mũi cao, vây cá, vảy tròn và được trang trí theo kiểu đắp nổi hoặc vẽ men lam trên đỉnh gốm hoặc trên bình men rạn vẽ nhiều màu. Ngoài ra, còn có đầu rồng với mặt nhìn chính diện, hai chân xoè ngang năm hai dải mây, miệng ngậm vòng...
Các dòng men
Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kì khác nhau để tạo nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau: men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm; men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kĩ thuật men lam; men trắng ngà sử dụng trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, men này mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các trang trí nổi tỉ mỉ; men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một đòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỉ 16–17 và men rạn là dòng men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỉ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỉ 17–19.
 Men lam
Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỉ 14. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kĩ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Bên cạnh điểm tương đồng với các loại bình gốm hoa lam sản xuất ở lò Chu Đậu (Hải Dương), gốm hoa lam Bát Tràng ngay ở thời kì đầu đã có những nét riêng về dáng và về hoạ tiết trang trí. Những bát, âu, lọ, chân đèn gốm hoa lam của
Bát Tràng thế kỉ 14–15 có nét chung dễ nhận là lối vẽ phóng bút, dù là vẽ phong cảnh, hoa dây lá hay vẽ rồng.
Gốm hoa lam Bát Tràng thế kỉ 16, có sắc xanh đen. Men lam dùng để vẽ mây kết hợp với trang trí hình rồng nổi để mộc, vẽ cánh sen, các băng đường diềm các cặp chân đèn ngoài ra men lam dùng vẽ vào các hình trang trí nổi rồng, hoa dây và cánh sen của chân đèn và lư hương.
Thế kỉ 17: là một thời kì men lam kém phát triển tại Bát Tràng. Trên một số các chân đèn, lư hương, hũ, tượng gốm Bát Tràng (thế kỉ 17) hiện còn, lớp men vẽ trang trí màu nâu ở những chỗ men phủ màu trắng ngà rạn bị bong tróc, chỗ còn men phủ, màu nâu có sắc xanh chì, đặc biệt là chân đèn và lư hương, các hình vẽ men lam kém chau chuốt và tình trạng khá phổ biến men lam chảy nhoè, không nhận ra các họa tiết. Trong khi đó khắc chạm nổi, để mộc rất tỉ mỉ, đạt tới đỉnh cao.
Cuối thế kỉ 18: trong đỉnh cao về men rạn, Bát Tràng xuất hiện lối kết hợp trang trí nổi với vẽ lam như trên chân đèn, men lam được khôi phục trở lại trên đồ gốm Bát Tràng.
Thế kỉ 19: men lam được vẽ trang trí trên lư, choé, bình, lọ, bát hương, nậm rượn phủ men rạn trắng ngà hoặc đỉnh gốm, bình gốm men nhiều màu. Nét biểu hiện đặc trưng của men lam gốm Bát Tràng là sắc màu và lối vẽ, nhìn chung có sắc trầm. Dùng men lam vẽ phong cảnh sơn thủy, nhà cửa, lâu đài, nhân vật khá thành công trên bình. Men lam có sắc tươi dùng tô vẽ trang trí nồi trên đỉnh có thể là một trong số những tiêu bản gốm hoa lam đẹp nhất của gốm Bát Tràng ở cuối thế kỉ 19.
Trong xu hướng ảnh hưởng kiểu dáng, đề tài và cạnh tranh thị trường với gốm sứ Trung Quốc, đồ gốm Bát Tràng ở thế kỉ 19 còn có nhiều trường hợp dùng nhiều màu men. Chẳng hạn, để thể hiện đê tài Bát Tiên quá hải người thợ Bát Tràng dùng men nâu và men lam tô lên các hình trang trí nồi sau đó phủ men trắng rạn. Men lam cùng với men trắng vẽ các đề tài mã liễu, tiêu tượng, tùng lộc trên lư gốm men nâu, men lam vẽ cành liễu, khóm lan, bụi cỏ trong bức tranh nổi Tô Vũ chăn dê, men lam cùng với men nâu sắc sẫm và nhạt tạo nên chiếc đỉnh gốm men nhiều màu đồ sộ. Đó cũng là bằng chứng sinh động về bàn tay tài khéo của nhiều đời thợ gốm Bát Tràng được kế thừa và không ngừng tiến triển.
Men nâu
Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu của men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu nâu xám). Trên các đồ gốm có niên đại thế kỉ 14 đầu thế kỉ 15, men nâu được dùng tô lên các đồ án trang trí kết hợp với men nền mầu trắng ngà bao gồm chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa...Men nâu có sắc độ đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu (chocolate), men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần. Men nâu còn được dùng phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo thành đồ án hoa văn mộc. Thế kỉ 14, thợ gốm Bát Tràng đã biết hạn chế sự ảnh hưởng màu men nâu do mộc bằng cách vẽ men nâu trên lớp men trắng ngà để chuyển men nâu đỏ sang vàng nâu.
Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mâu thế kỉ 16–17, men nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc các hình rồng, đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế...
Các đồ gốm thế kỉ 18 tiếp tục sử dụng men nâu nhiều theo cách thức cổ truyền, một số nghệ nhân tìm tòi phát huy thêm để làm phong phú màu men này, đặc biệt trên cặp tượng hổ chế tạo khoảng năm 1740, men nâu dưới lớp men rạn tạo nên bộ da hổ có màu sắc đa dạng hơn.
Thế kỉ 19, men nâu dùng làm nền cho các trang trí men trắng và xanh. Những bình, lọ men rạn ngà, thể hiện đề tài trang trí: Ngư ông đắc lợi, tùng hạc, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá hải... men nâu dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu hoặc điểm thêm vào các dải mây, tà áo của Bát tiên. Thế kỉ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay.
Men trắng (ngà)
Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà.
Gốm Bát Tràng thế kỉ 17 đạt đỉnh cao trong kĩ thuật trang trí nổi với hầu hết các thủ pháp kĩ thuật chạm trổ, dán ghép. Men trắng ngà được sử dụng trên các lư hương để phủ trên các rìa, ước và đường viền ngoài phần trang trí nổi, rất ít khi phủ lên hình trang trí. Vì men trắng mỏng, xương gốm được lọc luyện kĩ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, một số sản phẩm men trắng ngà phủ lên trang trí nổi dầy vẫn có vết rạn men.
Thế kỉ 18, men trắng ngà còn thấy sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng trang trí nổi để mộc. Những lư hương tròn được đắp nổi hình rồng và mặt nguyệt, phần còn lại phủ men trắng ngà.
Vào thế kỉ 19, gốm Bát Tràng chưa mất hẳn kiểu trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trên các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn. Bình gốm có nắp có các hình rồng mây và lục bảo trang trí nổi để mộc, phần còn lại phủ men trắng ngà. Trên các loại bình, lư hương quai tùng, lư hương chữ Thọ; cặp tượng đầu khỉ thân rắn, tượng rồng trang trí kiến trúc, tượng ba đầu, tượng Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen đều thấy sử dụng men ngà, xám.
Men xanh rêu
Thế kỉ 14–19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỉ 16–17. Trên chân đèn men xanh rêu tô lên những bông sen nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen các bông hoa tròn hình bánh xe, các hình rồng, các bông hoa nổi đường diềm quanh vai.
Men xanh rêu còn dùng vẽ mây, tô lên nhiều góc mảng diềm, đế và các cột dọc của long đình; men rêu sắc sẫm ở các cột vuông mô hình nhà 2 tầng hay một số mảng đường diềm lư hương chữ nhật. Men xanh rêu, sắc nhạt, trên chân đèn, đế nghê. Trên lư hương tròn men xanh rêu thấy điểm vào 4 hình chữ S nổi giữa thân và chân cùng một đôi chỗ trên bụng. Men xanh rêu sắc sẫm còn thấy tô trên một số mảng trang trí nổi, hình nghê của lư tròn và trên diềm trang trí nổi chân trước tượng nghê.
Men xanh rêu, dù ở các sắc độ khác nhau nhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm Bát Tràng thế kỉ 16–17 và có thể xem đây là một dữ kiện đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau.
Men rạn
Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận mang men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỉ 16 và kéo dài tới đầu thế kỉ 20.
Lư hương khắc minh văn, do gia đình Đỗ Phủ sản xuất vào cuối thế kỉ 16 thể hiện lớp men rạn trên 2 phần dưới của lư hương tròn có thể xem là tiêu bản gốm men rạn sớm nhất. Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác.
Cặp chân đèn do "Đỗ phủ xã Bát Tràng" tạo tạo khoảng năm 1600–1618, trong đó men rạn phủ toàn bộ từ miệng tới chân, có màu vàng ngà, rạn trong men, đường chỉ rạn màu đen. Những cặp hiện vật men rạn này rêu có trang trí nổi, ngoài men rạn ra không còn loại men nào khác, đó là những tiêu bản men rạn chuẩn mực của Bát Tràng vào thế kỉ 17.
Thế kỉ 18 Bát Tràng còn sản xuất nhiều đồ gốm men rạn có ghi niên đại. Đỉnh gốm men rạn chế tạo năm 1736, men rạn có màu trắng xám. Một đỉnh gốm men rạn khác, có nắp, thân và đế, chế tạo vào khoảng năm 1740–1768 lại dùng men rạn có màu vàng ngà... Men rạn còn được sù dụng trên các loại hình: chân nến trúc hoá long; ấm có nắp, đài thờ các nắp, cặp tượng nghê.
Thế kỉ 19, các đồ gốm dòng men rạn còn tiếp tục phát triển, bên cạnh việc sử dụng kết hợp men rạn với trang trí vẽ lam. Trên các đồ gốm, thợ Bát Tràng còn đắp nổi, khắc chìm hoặc không trang trí, men rạn có mầu trắng xám.

Bình gốm Bát Tràng, men rạn, thế kỉ 19, vẽ nhiều màuMinh văn trên gốm: Thuận an phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã, sinh đồ Vũ Xuân tạo tác
Minh văn trên gốm: Thuận an phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã, sinh đồ Vũ Xuân tạo tác
Minh văn
Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng. Một số minh văn cho biết rõ năm sản xuất, họ tên quê quán tác giả chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức tước của người đặt hàng.
Thế kỉ 15, một minh văn khắc trên phần dưới chân đèn có ghi: Thuận An phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã tín thí Hoàng Li tỉnh thê Nguyễn Thị Bảo. Trên đai tô nâu giũa phần dưới chân đèn có viết bằng men 6 chữ Hán: Thời Trung xã, Hoàng Phúc tạo. Hoặc cặp phần dưới chân đèn minh văn cho biết: Tác giả: Vũ Ngộ Trên, Bùi Thị Đỗ, Hoàng Thị Vệ, Bùi Huệ, và Trần Thị Ngọ; Thời gian chế tạo: niên hiệu Diên Thành. Có minh văn ghi rõ người đặt hàng như cặp chân đèn hai phần: Người đặt hàng: Lê Thị Lộc, ở Vân Hoạch, Xuân Canh huyện Đông Ngạn. Thời gian chế tạo: Năm Diên Thành thứ 2. Một cặp chân đèn khác có khắc minh văn dài, một bên khắc 3 dòng và một bên 14 dòng, cho biết: Tác giả: Bùi Huệ và Bùi Thị Đỗ; thời gian chế tạo: ngày 25 tháng 11 năm Diên Thành thứ 3; những người đặt hàng: gia đình họ Lưu cùng họ Nguyễn, Lê, Đinh... Trong đớ, họ Lưu, tước Ninh Dương Bá, làm việc ở Thanh Tây vệ, Ti Đô chỉ huy sứ, Đô chỉ huy kiểm sự. Quê quán nhà họ Lưu: xã Lai Xá, huyện Đan Phượng, Phủ Quốc Oai...
Và còn rất nhiều sản phẩm có ghi minh văn, những sản phẩm này một số đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số tại các bảo tàng nước ngoài, một số hiện được sở hữu bởi các nhà sưu tầm đồ cổ, một số lưu lạc trong dân gian và một số còn chìm sâu trong lòng đất.

Hình rồng Thăng Long trên con đường gốm sứ ven sông Hồng
 Hình rồng Thăng Long trên con đường pottery ven sông Hồng.
Tags: Pottery & Ceramic

Làm sạch đồ dùng gốm sứ.

Đồ gốm sứ để trưng hoặc sử dụng lâu ngày thường bám các vết bẩn nhìn không đẹp. Dưới đây là một cách dễ dàng làm sạch lại đồ Pottery, sứ cũ.
Đối với các vết bẩn ở đồ sứ thông thường là do bị xước, lâu ngày bám bụi thành vết bẩn trông không đẹp.
do-gom-su1

Bạn lấy muối và giấm hòa theo tỉ lệ 1:1 rồi đem đun nóng cho tan hết muối. Dùng khăn ẩm phủ lên vết bẩn một lúc rồi lấy khăn hơi ráp thấm nước giấm chùi mạnh, vết bẩn sẽ hết.
do-gom-su2
Với đồ sứ nhám, bạn hòa xà bông với nước, thả đồ sứ vào và dùng bàn chải mềm để chà vết bẩn.
Liên kết: Đào tạo seo website -Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Bảng giá seo website - Hội nghị truyền hình